Cây lọc không khí – bạn đã nghe qua chưa? Thực ra, cây xanh không chỉ dùng làm thực phẩm hay là trang trí cho ngôi nhà. Mà nó còn được ví như một chiếc máy lọc không khí đến từ thiên nhiên. Nhưng có những loại cây nào đang thực hiện tốt nhiệm vụ này? Hãy cùng Tây Âu Landscape đi tìm những cái tên này nhé!
Cây dương xỉ
Dương xỉ là một trong những loại cây lọc không khí rất hiệu quả. Đặc biệt, các chất độc hại như asen, toluen, fomandehit, thủy ngân, xylen,…hay kể cả điện từ cũng đều được dương xỉ hấp thụ. Đem lại bầu không khí trong lành và tinh thần thoải mái cho con người.
Loài này không kén đất và có thể thích nghi trong điều kiện thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, màu sắc của lá dương xỉ sẽ khác nhau tùy theo điều kiện sống. Nếu cây được đặt lâu trong bóng râm, lá cây sẽ có màu xanh xỉnh. Ngược lại, nếu cây đặt ở môi trường đủ sáng thì lá sẽ có màu xanh sáng hoặc ngả sang vàng một chút.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ rất phổ biến bởi sự dễ chiều của chúng, có thể nói là vứt đâu cũng mọc. Cây dễ trồng, có thể trồng trong điều kiện thiếu nước và thiếu ánh sáng. Không tốn nhiều thời gian chăm sóc bởi sức sống của nó vô cùng mạnh mẽ.
Bộ lá có vằn màu xanh đậm hoặc màu vàng trông rất đẹp mắt. Loài cây này được mệnh danh là “ông trùm” trong việc thanh lọc và làm mát không khí. Chúng hấp thụ các chất độc hại formaldehyde, nitơ oxit, xylen, benzen và trichloroethylene. Cũng là một loại cây lọc không khí nên lựa chọn.
Cây thường xuân
Cây thường xuân là loại cây dạng thân leo có lá đẹp, sống lâu năm. Vì vậy, nó được người ta trồng để tạo hàng rào, cổng hoa, treo ban công, bên cửa sổ. Ngoài ra, nó còn giúp làm sạch, đuổi muỗi và giảm được các loại nấm mốc ở trong không khí. Hơn thế nữa, các chất có hại cho sức khỏe như benzen, phenol cũng được cây hấp thụ. Đặc biệt là các chất gây ô nhiễm như fomandehit, benzen, xylen và toluen cũng đều được thanh lọc.
Cây thích nghi được với mọi loại đất, chỉ cần có lượng dinh dưỡng và mùn phù hợp thì sẽ phát triển tốt.
Cây trầu bà
Cây trầu bà là loại cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Nó giúp loại bỏ các chất độc hại như xylene, benzen, formaldehyde và trichloroethylene. Ngoài ra, cây trầu bà còn giúp thể hiện uy quyền và khẳng định sự phát triển của doanh nghiệp. Hay là thể hiện sự may mắn, tài lộc và bình yên cho gia đình.
Cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi với cả loại đất khô và đất nhiều ẩm. Có rất nhiều loại như trầu bà vàng, trầu bà cẩm thạch, trầu bà thái, trầu bà sữa, trầu bà xanh,…
Cây nha đam
Cây nha đam (lô hội) được biết đến với nhiều công dụng như làm đẹp, chữa bệnh, thực phẩm cho con người. Tuy nhiên, nó còn có khả năng hút bụi, tiêu diệt các loại vi khuẩn tồn tại trong không khí. Nha đam có một điểm rất hay so với các loại cây lọc không khí khác. Đó chính là khả năng hiển thị mức độ ô nhiễm thông qua những đốm đen ở trên thân cây.
Nha đam dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ sinh trưởng và phục hồi. Thi thoảng, bạn có thể lau bề mặt lá nha đam để tăng hiệu quả lọc bụi.
Cây lan Ý
Lan Ý thường mọc san sát nhau và sống thành từng bụi. Hoa lan có màu trắng đục, cánh hoa vươn thẳng, nở tầm vài tháng mới tàn. Theo nghiên cứu của NASA, Lan Ý đã lọt top 20 loại cây có khả năng thanh lọc không khí. Tất cả những loại khí độc bay ra từ hóa chất dùng trong bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn, vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt hay trichloroethylene đều được cây này lọc sạch sẽ.
Lan ý có thể sinh trưởng tốt trong môi trường thiếu ánh nắng mặt trời. Có thể nói, đây là loại cây ít bảo dưỡng và dễ thích nghi. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc vì loại cây này rất độc đối với mèo.
Cây cúc đồng tiền
Đây là loài cây có vô số kích thước và màu sắc khác nhau. Một số màu phổ biến nhất của nó là cam, hồng, vàng và trắng. Cúc đồng tiền nên được đặt ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Theo nghiên cứu, cúc đồng tiền giúp loại các chất ô nhiễm từ không khí như trichloroethylene, formaldehyde và benzen. Đem lại không khí trong lành cho con người.
Cây cọ kiểng
Nhắc đến cây lọc không khí thì không thể nào vắng mặt của cây cọ kiểng được. Bởi không chỉ có tác dụng tô điểm cho ngôi nhà thêm đẹp hơn hay giảm căng thẳng mệt mỏi. Loại cây này còn có thể hấp thụ các chất độc hại, xua đuổi côn trùng, muỗi, gián, kiến,…
Cây cọ kiểng ưa thích ánh sáng nhẹ, khá ưa nước nên cần tưới nước cho chúng hằng ngày.
Cây nhện
Về ý nghĩa phong thủy, cây nhện được cho là mang đến sự tài lộc, thịnh vượng và may mắn cho người trồng. Cây nhện nhìn nhỏ bé nhưng chỉ với 1 chậu nhỏ cũng đã đủ để lọc không khí tới 200m2. Chúng sẽ hút các chất độc hại có trong không khí như benzene, Formaldehyde, Styrene. Hơn thế nữa, chất gây ung thư như Aldehyde formic cũng sẽ được cây nhện hấp thụ, rồi chuyển hóa thành đường và amoni acid. Và nó cũng được đánh giá cao về khả năng sản xuất oxy.
Cây nhện không kén đất trồng, chỉ cần đất đủ độ ẩm, tơi xốp là cây sẽ sinh trưởng tốt. Bởi nó có sức sống mãnh liệt nhờ bộ rễ chùm chắc khỏe, bám chặt vào đất. Sau một thời gian, từ một bụi cây nhỏ có thể mọc ra được rất nhiều cây con khác nhau. Cây sẽ phù hợp trồng ở những nơi có ánh sáng yếu, độ ẩm trong không khí cao và tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Có rất nhiều loại cây nhưng không phải loại cây nào cũng đều tốt cho sức khỏe con người. Bởi vậy, lựa chọn được loại cây lọc không khí phù hợp là một điều vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết này đã có thể giúp bạn làm được điều đó. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ tới Tây Âu Landscape để được giải đáp ngay nhé!