Thiết kế cảnh quan, hay bất kỳ thiết kế kiến trúc nào đều đòi hỏi phải có sự sáng tạo, đổi mới, phá cách, tuy nhiên để có được một không gian cảnh quan có bố cục hợp lý, cân đối và đẹp mắt thì vẫn phải tuân theo một số nguyên lý cơ bản. Vậy có những nguyên lý thiết kế cảnh quan nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Tính thống nhất trong thiết kế cảnh quan
Khi thiết kế cảnh quan sân vườn theo bất kỳ chủ đề nào thì bạn nên tuân theo nguyên tắc lặp đi lặp lại một cách nhất quán, có trật tự giữa các yếu tố như: loài cây, loài hoa, chiều cao, kích thước, màu sắc, hoặc các vật dụng trang trí như đá, đèn,… khi áp dụng nguyên lý này bạn sẽ có một bản thiết kế rất riêng nhưng vẫn đảm bảo có được một bố cục thống nhất và hợp lý.
Ví dụ khi bạn muốn thiết kế cảnh quan cho một sân vườn mang phong cách miền Tây Nam Bộ bằng cách sử dụng cây dừa, đống rơm, lu nước, có thể là làm một con sông nhỏ có trồng hoa sen, lục bình, trên sông có để một chiếc ghe nhỏ… cùng những vật dụng có liên quan tới chủ đề mà bạn đang muốn xây dựng. Chỉ cần áp dụng nguyên lý trên bạn đã có một bức tranh cảnh quan đậm nét miền Tây Nam Bộ sông nước rất riêng biệt.
Tính đơn giản hóa
Tính đơn giản hóa được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực nghệ thuật, có thể nói tới như nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia thường sẽ lượt bớt đi những yếu tố dư thừa mà để người nhìn có thể dễ tập trung vào chủ thể quan trọng nhất trong bức ảnh, từ đó sẽ tạo được điểm nhất rõ ràng cho bức ảnh.
Khi chúng ta áp dụng tính đơn giản hóa vào thiết kế cảnh quan để tạo điểm nhấn, làm nổi bật cho chủ đề của bạn. Áp dụng tính đơn giản hóa vào thiết kế cảnh quan sân vườn như thế nào?
Trong khi thiết kế thi công cảnh quan sân vườn theo một chủ đề cụ thể nào đó, bạn nên lựa chọn hai đến ba chủng cây, hoặc hoa phù hợp với chủ đề, tương tự vậy chúng ta lựa chọn hai đến ba màu sắc của cây, hoa,… sau đó lặp đi lặp lại từ đó sẽ làm nổi bật, tạo được điểm nhấn cho chủ đề của bạn.
Tránh trường hợp sử dụng quá nhiều yếu tố trang trí chỉ làm cho không gian thêm rối mà không có một chút nghệ thuật nào trong đó.
Tính cân bằng
Khi nói về tính cân bằng trong thiết kế cảnh quan chúng ta có thể phân chia thành 2 loại là: cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng.
Cân bằng đối xứng
Nguyên lý thiết kế cảnh quan sân vườn cân xứng được áp dụng rất nhiều trong phong cách phục hưng, bạn có thể tưởng tượng chia sân vườn thành 2 phần bằng nhau, những yếu tố bên trái và bên phải đều cân xứng với nhau từ hình dạng, kích thước, lẫn màu sắc,…
Trong tự nhiên thì sẽ không có sự đối xứng như này, tuy nhiên nếu gia chủ cảm thấy sự cân bằng mang lại cảm giác hài lòng, thoải mái thì có thể áp dụng phong cách thiết kế cảnh quan đối xứng này.
Tuy nhiên, cảnh quan đối xứng có một nhược điểm rất lớn đó chính là cần phải chăm sóc thường xuyên, để mọi yếu tố luôn giữ được sự cân bằng với nhau, chỉ cần một yếu tố mất đối xứng sẽ phá vỡ đi sự đồng nhất của phong cách này.
Cân bằng bất đối xứng
Khác với phong cách đối xứng thì phương thức thiết kế cảnh quan cân bằng bất đối xứng thì những yếu tố được sắp xếp một cách tự do, không cần bằng, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được tính thống nhất, sự lặp đi lặp lại của những yếu tố. Với lối thiết kế này sẽ làm cảnh quan được tự nhiên và thoải mái hơn.
Ví dụ nếu bạn nhìn sơ qua hoặc chỉ nhìn từ một phía của một cảnh quan sân vườn Nhật Bản thì sẽ có cảm nhận rằng các yếu tố như cây cối, đường đi, đá trang trí,…. được sắp xếp một cách tự nhiên, ngẫu nhiên. Tuy nhiên nếu nhìn vào tổng thể thì sân vườn Nhật Bản vẫn đảm bảo được tính cân bằng, thống nhất. Điều này minh chứng rất rõ cho việc thiết kế cảnh quan sân vườn theo hướng cân bằng bất đối xứng, những yếu tố sẽ được tính táo rất kỹ vị trí đặt, tạo cho sân vườn tự nhiên hơn và thoải mái hơn.
Ưu điểm của phong cách thiết kế cảnh quan cân bằng bất đối xứng đó chính là không phụ thuộc vào diện tích khu vườn, bạn hoàn toàn thoải mái sáng tạo cho cảnh quan của mình, không cần phải tốn công thường xuyên chăm sóc như phong cách cân bằng đối xứng.
Một thiết kế cân bằng không đối xứng sẽ tạo cho người nhìn cảm giác mát mắt, mang tới không gian tự nhiên bằng việc sắp xếp các yếu tố một cách ngẫu nhiên.
Màu sắc
Màu sắc được xem là nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ một kiến trúc sư thiết kế cảnh quan sân vườn nào cũng phải được học. Và màu sắc trong cảnh quan được chia thành những yếu tố sau:
Màu ấm
Màu ấm là những màu có độ tươi sáng cao như đỏ, vàng, cam,… những loại màu này sẽ mang tới cảm giác mọi yếu tố đang dần tiến gần tới chúng ta hơn, và những yếu tố có màu ấm sẽ được đặt ở đầu khu vườn. Điều này được nhiều họa sĩ áp dụng khá nhiều để mô phỏng thiên nhiên trong từng bức tranh, giúp những đối tượng có vẻ gần gũi hơn với người xem.
Màu lạnh
Màu lạnh là tập hợp các màu như xanh lá, xanh dương,… trái ngược với màu ấm thì màu lạnh sẽ làm cho các đối tượng có chiều sâu và có vẻ dần tiến xa bạn hơn.
Bạn có thể áp dụng nguyên tắc này cho khu vườn nhỏ của mình, từ đó sẽ làm cho cảnh quan sân vườn trở nên rộng rãi hơn so với thực tế.
Màu trung tính
Màu trung tính khá linh hoạt, có thể dùng để làm nền hoặc có thể để kết hợp với những màu sắc tươi mới ở đầu sân vườn. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều, một số màu trung tính thường gặp là: đen, trắng, xám,…
Lưu ý về màu sắc trong cảnh quan
Đôi khi yếu tố màu sắc còn được sử dụng để gây sự chú ý của người xem vào những khu vực cụ thể. Ví dụ: nếu bạn muốn cảnh quan sân vườn lấy màu trắng làm chủ đạo và muốn làm nổi bật ở một khu vực nào đó thì có thể sử dụng những yếu tố có màu lạnh hoặc ấm sẽ tạo được ấn tượng khá mạnh về yếu tố đó, đây được gọi là sự linh hoạt khi sử dụng màu sắc trong thiết kế cảnh quan.
Đường nét
Đường nét trong thiết kế cảnh quan được xem là dòng chảy của khung hình như lối đi, dòng sông,… và có những đường nét sau:
Đường thẳng
Các lối đi thẳng tắp hoặc vuông góc sẽ làm cho cảnh quan có cảm giác mạnh mẽ và có tính cấu trúc. Ngoài ra, còn tạo được cảm giác an toàn và thiện tiện đi lại.
Đường cong
Khác với đường thẳng thì đường cong sẽ tạo cảm giác khung cảnh trở nên mềm mại, phóng túng hơn, luôn mang đến sự dễ chịu như muốn mời gọi bạn vào tham quan. Với lối thiết kế này sẽ phù hợp với những người yêu thích sự tự nhiên, thoải mái, không muốn bị bó buộc trong không gian hình hộp.
Tính chuyển tiếp tự nhiên
Chuyển tiếp tự nhiên là nguyên tắc đảm bảo sự thay đổi diễn ra từ từ nhưng dồn dập, điểm nhận biết thường gặp đó là: màu sắc, kích thước,… của các yếu tố như cây trồng, hoa lá, đá trang trí,…
Đây được xem là nguyên tắc mà các nhà thiết kế cảnh quan sân vườn nghiệp dư thường xuyên bị mắc phải, mặc dù nó không quá khó để thực hiện, vì họ thường quên đi tính tổng thể và trồng cây bừa bãi theo cảm tính.
Để thực hiện tốt tính chuyển tiếp tự nhiên bạn nên làm theo các cách như: trồng cây theo thứ tự cao dần hoặc thấp dần, sử dụng yếu tố cây cỏ có màu sắc ấm sang màu lạnh – đây được gọi là tạo chuyển tiếp tự nhiên bằng “ảo giác”.
Hy vọng những nguyên lý thiết kế cảnh quan bên trên sẽ cung cấp tới bạn những kiến thức hữu ích khi có ý định thiết kế cảnh quan cho sân vườn của mình. Ngoài ra, nếu bạn đang cần tìm địa chỉ thiết kế cảnh quan, sân vườn uy tín hãy liên hệ ngay với Tây Âu Landscape để được tư vấn tốt nhất